Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn
SaiGon Port Joint stock Company
Alternate Text

Nhiệm vụ - Mục tiêu

Nhiệm vụ - Mục tiêu

Lịch sử hình thành

CẢNG SÀI GÒN được mở từ ngày 22 tháng 2 năm 1860, đến tháng 4 năm 1963 - sau khi Hòa ước Nhâm tuất (05-06-1862) được Napoleon III và Vua Tự Đức phê duyệt - thì chính thức thuộc sự cai quản của Nhà nước Pháp với tên gọi Thương Cảng Sài Gòn.

  • - Khu vực Hàm Nghi: 4 km dọc bờ phải sông Sài gòn với 3 cầu tàu cho tàu nội địa.
  • - Khu vực Nhà Rồng (vị trì cũ): dọc sông Tàu Hủ với 3 cầu tàu cho tàu nước ngoài.
  • - Khu vực Khánh Hội: dài 1.25 km with 11 cầu tàu cho tàu nước ngoài.
  • - Khu vực Chợ Cá: 3 cầu tàu và 2 bến.

Từ ngày 25 tháng 7 năm 1975, Thương Cảng Sài Gòn đổi tên mới là Cảng Sài Gòn theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục đường biển. Cảng Sài Gòn có tổng diện tích là 475.000 m2, 3 bến xếp dỡ với chiều dài cầu tàu:

  • - Bến Nhà Rồng (428 m)
  • - Bến Khánh Hội (1,264 m)
  • - Bến Tân Thuận (866.5 m)

Qua nhiều giai đoạn phát triển, ngày nay, Cảng Sài Gòn là một cảng quốc tế, cảng chính của miền Nam Việt Nam. Tổng diện tích mặt bằng là 500.000 m2 gồm 5 khu cảng (Hành khách tàu biển, Nhà Rồng Khánh Hội, Tân Thuận, Tân Thuận 2 và Cảng Thép Phú Mỹ) với 3.000 m cầu tàu, 30 bến phao và 280.000 m2 kho bãi.

Nhiệm vụ - Mục tiêu

Phát triển bền vững như Cảng hàng đầu của đất nước, cửa ngõ hàng hải chính của nước Việt Nam đi đến các nước trong khu vực và trên thế giới.

Mục tiêu

  • - Cải tiến các tiêu chuẩn dịch vụ so với các cảng khác trong khu vực
  • - Phát triển và khai thác cảng nước sâu như là Cảng chiến lược quốc gia ở miền Nam Việt Nam

Quan hệ quốc tế

  • - Thành viên của Hiệp hội Cảng biển Quốc tế (IAPH).
  • - Thành viên của Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA).
  • - Thành viên chính của VPA tham gia vào các hoạt động của Hiệp hội Cảng biển ASEAN (APA).
  • - Các Cảng kết nghĩa: Trạm Giang (Trung Quốc), Osaka (Nhật Bản), Los Angeles (USA).

Truyền thống của Cảng Sài Gòn

Với lịch sử phát triển lâu dài, Cảng Sài Gòn đã khẳng định được truyền thống hoạt động và cống hiến tốt đẹp của mình vì lợi ích của khách hàng và từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

Với nhiệm vụ xuất sắc và sự cống hiến hiệu quả của Cảng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, Cảng Sài Gòn đã được Chính phủ tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động.

Ngày 5 tháng 6 được chọn làm ngày truyền thống của Cảng Sài Gòn. Ngày này được chọn để tưởng nhớ ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911 từ Cảng Sài Gòn.